Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa



A/ Kiến thức cơ bản
1. Các khái niệm chung
2. Thao tác phân vùng ổ đĩa
3. Phần mềm phân vùng
4. Những nguyên tắc chung của các phần mềm phân vùng
5. Vấn đề thường gặp - tăng giảm kích thước phân vùng





B/ Easeus Partition Master (EPM)
1. Làm quen
2. Hướng dẫn sử dụng chi tiết

2.1. Áp dụng các thao tác vào ổ đĩa thật
2.2. Tạo phân vùng
2.3. Xóa phân vùng.
2.4. Thay đổi kích cỡ, dịch chuyển phân vùng
2.5. Định dạng lại phân vùng.
2.6. Sao chép phân vùng
2.7. Sáp nhập phân vùng
2.8. Xóa dữ liệu an toàn
2.9. Phục hồi phân vùng
2.10. Kiểm tra lỗi
2.11. Chuyển đổi
2.12. Một số công cụ khác
3. Tổng kết
C/ Acronis Disk Director
1. Làm quen
2. Hướng dẫn sử dụng chi tiết

2.1. Áp dụng các thao tác vào ổ đĩa thật
2.2. Tạo phân vùng mới
2.3. Xóa phân vùng - Xóa dữ liệu an toàn
2.4. Thay đổi kích thước - dịch chuyển một phân vùng
2.5. Định dạng
2.6. Chuyển đổi
2.7. Thay đổi kích thước cluster không mất dữ liệu
2.8. Công cụ nhanh để tạo thêm phân vùng
2.9. Công cụ nhanh để sao chép phân vùng
2.10. Công cụ nhanh để tăng kích thước một phân vùng
2.11. Một số công cụ khác
3. Tổng kết
D/ Tổng hợp


Nội dung


A/ Kiến thức cơ bản

1. Các khái niệm chung
Ổ đĩa cứng - HDD - Hard Disk Drive là bộ phận lưu trữ dữ liệu của máy vi tính. Hầu hết các thuật ngữ, khái niệm trong bài đều nằm trong lĩnh vực máy tính hay cụ thể hơn là phần mềm máy tính. Các khái niệm đều tồn tại dạng logic chứ ko ở dạng vật lý.

Partition - là một thuật ngữ phần mềm, nói đến một vùng không gian chứa dữ liệu xác định trên ổ đĩa cứng. Có 2 loại phân vùng là Primary - phân vùng khởi động, dùng để cài đặt hệ điều hành (OS), và Extended là phân vùng mở rộng, trong đó có thể chia nhỏ thành các phân vùng Logical để chứa dữ liệu riêng. Phân vùng Logical không có khả năng khởi động.

Định dạng nói chung của ổ đĩa cứnghay một phần vùng nói lên cách thức lưu trữ, giao tiếp của hệ thống với dữ liệu có trên ổ đĩa hay phân vùng đó. Các định dạng khác nhau do các hãng công nghệ khác nhau tạo ra cho hệ thống của mình. Trong bài chỉ đề cập đến các định dạng của Microsoft Windows.

Ổ đĩa cứng thông thường có 2 định dạng chủ yếu là MBR và GPT. Định dạng MBR sử dụng MBR - Master Boot Record để quản lý toàn bộ ổ đĩa, là định dạng phổ biến hiện nay. Trong khi GPT (GUID Partition Table) là định dạng tối ưu hơn, tuy nhiên lại hơi khó hình dung cũng như sử dụng, được xem là định dạng ổ đĩa cứng trong tương lai. Trong bài, các đĩa cứng được đề cập đều ở dạng MBR.Trong một ổ đĩa định dạng MBR, chỉ cho phép tồn tại tối đa 4 phân vùng Primary, hoặc 3 phân vùng Primary - 1 phân vùng Extended (Gọi là quy tắc 4pri). Phân vùng Primary phải được Set Active mới khởi động được. Đây cũng là 2 lỗi rất thường gặp của người dùng khi tự phân vùng ổ đĩa.

File System - Hệ thống tệp tin hay Định dạng phân vùng: Phân vùng trong các hệ điều hành Microsoft Windows thường có định dạng FAT, FAT32 hay NTFS.

  • FAT (tên đầy đủ là FAT16), FAT32 là một loại định dạng được sử dụng từ thời MS-DOS và Windows 9x. Ngày nay FAT vẫn còn tồn tại ở các thiết bị lưu trữ như thẻ nhớ, usb flash, ổ cứng di động… Tính bảo mật kém do không hỗ trợ phân quyền. Khả năng chịu lỗi rất kém. Định dạng FAT chỉ hỗ trợ phân vùng có dung lượng nhỏ hơn 2GB và tập tin cỡ đó. Định dạng FAT32 khá hơn khi hỗ trợ phân vùng dung lượng 2TB và tập tin không quá 4GB.
  • NTFS là định dạng có mặt từ Windows 2000, có khả năng chịu lỗi cao, mã hóa, phân quyền tới từng tệp tin. Với khả năng lưu trữ của các thiết bị hiện nay, có thể tạm coi các kích thước NTFS là không giới hạn. Định dạng NTFS là định dạng rất ưu việt, khuyến cáo nên để tất cả các phân vùng của bạn theo định dạng này, trừ các ổ đĩa di động, usb flash để FAT32 theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Cluster size: Coi phân vùng của bạn như một két bia được chia thành nhiều ô, mỗi tệp tin là một (hoặc một vài) chai bia, dù một hay một vài chai thì một ô cũng chỉ chứa 01 chai mà thôi. Vậy 1 ô đó chính là 1 cluster và cluster size chính là kích thước của ô đó. Kích thước càng lớn thì dung lượng bị lãng phí càng lớn, nhưng tốc độ truy xuất lại nhanh hơn nhiều.

Cluster size là thông số riêng của một phân vùng. Để tối ưu: đặt cluster size lớn nếu bạn có nhiều file và các file có dung lượng lớn; ngược lại, nếu bạn có nhiều file dung lượng nhỏ, hãy đặt cluster size nhỏ để dung lượng bị lãng phí ít nhất.
2. Thao tác phân vùng ổ đĩa
Thao tác phân vùng cho ổ đĩa có thể hiểu là phân chia lại các khoảng không lưu trữ trên đĩa cho phù hợp với mục đích sử dụng.

Dựa trên cấu tạo, cách làm việc của ổ đĩa cứng và hệ thống (đặc biệt là Windows), ta có thể thấy việc phân chia ổ đĩa thành nhiều phân vùng có các ưu điểm sau:

  • Tách hệ điều hành (OS) và dữ liệu các nhân của người sử dụng. Giúp quản lý, sao lưu, phục hồi… với OS mà không ảnh hưởng tới dữ liệu.
  • Sử dụng nhiều OS trên cùng một đĩa cứng.
  • Tạo khu vực riêng cho bộ nhớ ảo, tệp phân trang của OS.
  • Quản lý các vùng dữ liệu độc lập. Một phân vùng lỗi sẽ không ảnh hưởng tới các phân vùng khác.
  • Dễ quản lý dữ liệu riêng tư bằng các biện pháp cần thiết cho cả một phân vùng (vd: mã hóa)
  • Tăng tốc độ truy xuất dữ liệu trong một phần vùng: Về mặt phần cứng, đầu từ dễ dàng hoạt động liên tục hơn trong phạm vi hẹp. Về mặt phần mềm, truy xuất tập tin từ bảng quản lý tập tin (vd như $MFT của NTFS) càng nhỏ thì càng nhanh.
Tuy nhiên, phân vùng nói chung cũng có nhược điểm :
  • Giảm dung lượng lưu trữ của HDD (tăng dung lượng - ngầm - cần để quản lý lưu trữ cho từng phân vùng)
  • Giảm năng lực lưu trữ thực của đĩa (vd: HDD bạn có 2 phân vùng, mỗi phân vùng còn trống 10GB, bạn không thể copy một file 15GB vào đâu mặc dù HDD của bạn thực sự còn trống đến 20GB).
  • Tăng khả năng phân mảnh dữ liệu > giảm tốc độ truy xuất chung, giảm khả năng cứu dữ liệu nếu lỗi phân vùng.
  • Chậm quá trình di chuyển tập tin trong đĩa ( nếu cùng phân vùng, Windows sẽ thực hiện sửa địa chỉ trên MFT - thao tác move coi như xong, nhưng nếu khác phân vùng Windows sẽ phải thực hiện việcmove khối dữ liệu thực sự)
  • Giảm tốc độ truy xuất dữ liệu trung bình toàn hệ thống: Các khu vực dữ liệu thường xuyên được truy xuất trên toàn bộ đĩa (theo thống kê của Windows) sẽ ko gom đc vào 1 vùng, giảm khả năng tối ưu đường đi của đầu đọc.

Vì vậy, nên chia ổ cứng thành vài phân vùng để quản lý nhưng đừng quá nhiều, trừ các phân vùng hệ điều hành thì các phân vùng dữ liệu: mỗi phân vùng nên để khoảng 20-25% dung lượng của toàn ổ đĩa cứng là tốt nhất.
3. Phần mềm phân vùng
Phần mềm phân vùng là công cụ đắc lực giúp người sử dụng thực hiện các thao tác phân vùng. Cùng với sự phát triển của ổ đĩa cứng, các phần mềm phân vùng cũng ngày càng phát triển, nhiều chức năng hơn, dễ sử dụng hơn, hỗ trợ các ổ đĩa lớn hơn… Gắn bó từ thuở đầu tiên với ổ đĩa cứng là Fdisk của MS-DOS rồi sau này là Disk Management của Windows, các chức năng có sẵn ở phần mềm của Microsoft đều rất nghèo nàn nhưng được cái an toàn. Các hãng sản xuất phần cứng như Samsung, Maxtor, Quantum, WD đều có các công cụ phân vùng của riêng nhưng đều khó sử dụng, ít hỗ trợ ổ đĩa khác hãng và tập trung vào các chức năng chuyên sâu. Chỉ có các phần mềm của bên thứ 3 như Symatec, Acronis, Easeus hay Gparted của cộng đồng Linux là dễ sử dụng, cập nhật và hỗ trợ nhiều hơn.

Partition Magic (được làm bởi tập đoàn PowerQuest nhưng bây giờ thuộc quyền sở hữu của Symantec) ngưng phát triển từ 2005 đã trở nên quá lạc hậu hay Gparted hơi khó sử dụng trong môi trường Linux. Paragon Partition Manager hay Acronis Disk Director bản cài đặt đều rất đắt đỏ và cồng kềnh - bất tiện.

Hiện tại chỉ còn Easeus partition manager - miễn phí - nhỏ gọn chạy trên Windows và Acronis Disk Director phiên bản cứu hộ là 2 ứng cử viên sáng giá. Mình sẽ lần lượt giới thiệu với các bạn trong bài.
4. Những nguyên tắc chung của các phần mềm phân vùng

Đây là mô hình theo tỉ lệ tương đối của các phân vùng với nhau giúp người sử dụng dễ hình dung. Phía dưới các phân vùng là chi tiết về định dạng, dung lượng chính xác của các phân vùng đó. Khoảng trống có chữ Unallocated là khoảng không gian chưa được định dạng trên ổ đĩa cứng. Các phẩn mềm phân vùng hiện nay đều có giao diện đồ họa trình bày mô hình theo mẫu này.

  • Các phần mềm phân vùng đều cho phép xem trước toàn bộ các thao tác trên mô hình - tạo thành một list, sau khi người dùng hài lòng với mô hình phân vùng mới thì ấn nút để "Thực hiện" toàn bộ lên ổ đĩa cứng thật. Sau khi phần mềm thực hiện xong, việc khôi phục lại mô hình cũ là không thể (rất khó). Vì vậy bạn hãy cân nhắc kỹ quyết định cũng như cẩn thận trong từng thao tác của mình.
  • Tắt và lưu tất cả các chương trình trước khi thao tác phân vùng trên Windows.
  • Đảm bảo cấp điện đầy đủ cho máy tính khi thực hiện phân vùng (cả trên Windows và trên đĩa cứu hộ). Mất điện khi thao tác phân vùng chưa hoàn thành có thể khiến bạn lỗi đĩa cứng và mất toàn bộ dữ liệu.
5. Vấn đề thường gặp - tăng giảm kích thước phân vùng
Tăng giảm kích thước phân vùng là yêu cầu rất thường gặp trong quá trình sử dụng máy tính. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần nắm được vài thao tác cơ bản sau.
  1. Tạo phân vùng: là thao tác định dạng cho một khoảng Unallocated để trở thành một phân vùng sử dụng được
  2. Xóa phân vùng: phân vùng bị xóa sẽ trở thành khoảng Unallocated.
  3. Giảm kích thước một phân vùng

    Điều kiện: Phân vùng chưa đầy - chưa sử dụng hết dung lượng.

    Ví dụ bạn muốn giảm kích thước phân vùng E


  4. Dịch chuyển một phân vùng

    Điều kiện: phải có khoảng Unallocated ở cạnh phân vùng đó.


  5. Tăng kích thước một phân vùng

    Điều kiện: phải có khoảng Unallocated ở cạnh phân vùng đó.


Tóm lại

Trong thực tế, một yêu cầu tăng giảm kích thước phân vùng sẽ phải kết hợp từ 2 - 3 thao tác cơ bản trên. Một số trường hợp thường gặp như:

  • Cần tăng dung lượng cho một phân vùng, trước hết cần thực hiện giảm dung lượng 1 phân vùng cạnh nó hoặc xóa 1 phân vùng cạnh nó để có khoảng Unallocated
  • Cần chia thêm phân vùng thì trước hết giảm dung lượng 1 phân vùng nào đó để lấy khoảng Unallocated rồi tiến hành tạo phân vùng trên khoảng đó.
Tất cả đều kết hợp các thao tác cơ bản, bạn hãy nắm kỹ các thao tác đó để vận dụng.
B/ Easeus Partition Master (EPM)
1. Làm quen
EPM là một giải pháp phân vùng và cũng là một công cụ quản lý quản lý ổ đĩa All-in-One miễn phí. Nó cho phép bạn quản lý không gian ổ đĩa một cách dễ dàng, giải quyết các vấn về phần vùng ngay trên Windows. Phiên bản miễn phí mới có thêm cả tính năng copy đĩa và khôi phục phân vùng, hỗ trợ các ổ đĩa dung lượng lớn, ổ USB flash gắn ngoài.

Phiên bản miễn phí hỗ trợ cài đặt trên Windows 200/XP/Vista/W7 cả 32bit và 64bit.
Trang chủ: http://www.partition-tool.com/
Hoặc http://download.cnet.com/EaseUS-Part...-10863346.html

Cài đặt



Click đúp file mới tải về để bắt đầu cài đặt



Next



I accept the agreement > Next



Next



Next



Next



Có thể để trống các thông tin đăng ký > Next



Bỏ "Show at startup" > Go to main screen



Đây là giao diện chính của chương trình
  • Vùng 1 là list và chi tiết định dạng, dung lượng các phân vùng có trên ổ đĩa cứng
  • Vùng 2 là mô hình dựa trên tỉ lệ dung lượng các phân vùng, bấm chuột phải vào các phân vùng cũng có tác dụng như trên vùng 1 - list.
  • Vùng 3 - Operations - hiển thị các chức năng, khi chọn một phân vùng nào đó trong list vùng này sẽ hiển thị các thao tác có thể thực hiện với vùng đó (giống y như click chuột phải vào phân vùng). Phía dưới vùng là mục Pending Operations chứa list các thao tác đã thực hiện nhưng chưa có hiệu lực.
  • Vùng 4 là Toolbar, không quan trọng lắm trừ 2 nút Undo (đầu tiên) và nút Apply (thứ 3).
  • Vùng 5 thanh menu chứa một vài tùy chọn chỉnh sửa giao diện, các chức năng như vùng 3 và quảng cáo cho một số tính năng có phí của hãng.

2. Hướng dẫn sử dụng chi tiết
2.1. Áp dụng các thao tác vào ổ đĩa thật
Mỗi thao tác bạn thực hiện đều được ghi lại vào list Pending Operations nằm dưới cùng bên trái giao diện chính

Sử dụng phim Undo để xóa thao tác vừa thực hiện, phím Apply để thực hiện toàn bộ thao tác trên ổ đĩa thật.


Một số thao tác không thể thực hiện luôn mà sẽ thực hiện sau khi khởi động lại.


Sau khi sắp xếp công việc, hãy bấm YES để máy tính khởi động lại và để phần mềm hoàn thành nốt.
2.2. Tạo phân vùng
Bấm chuột phải vào khoảng trống Unallocated, chọn Create Partition



Hộp thoại Create Partition hiện ra. Bạn điền vào các mục cần chú ý sau:

  • Partition Label: là nhãn, hay chính là tên riêng bạn đặt cho phân vùng đó
  • Create As: Logical hay Primary. Nhớ quy tắc 4pri
  • File System: định dạng phân vùng, nên để NTFS.
  • Drive Letter: ký tự đại diện cho phân vùng.
  • Cluster Size: để mặc định - Default.

Khung bên dưới là mô hình cho khoảng phân vùng cần tạo. (Nếu phân vùng bạn tạo chiếm hết khoảng Unallocated thì không cần chú ý mục này):

  • Có thể cầm 2 mép có núm tròn để kéo cho phân vùng có kích thước và vị trí vừa ý.
  • Unallocated Space Before: dung lượng khoảng trống bên trái phân vùng sẽ tạo.
  • Partition Size: dung lượng phân vùng sẽ tạo
  • Unallocated Space After: dung lượng khoảng trống bên phải phân vùng sẽ tạo.
2.3. Xóa phân vùng.
Click chuột phải vào phân vùng cần xóa, chọn Delete Partition

Một hộp thoại hiện ra, bấm OK để xác nhận yêu cầu xóa.

2.4. Thay đổi kích cỡ, dịch chuyển phân vùng
Click chuột phải vào phân vùng đó, chọn Resize/Move Partition

Cửa sổ Resize/Move Partition hiện ra


Công cụ đơn giản chỉ gồm có mô hình và một số lựa chọn ở dưới. Việc tăng giảm kích thước hay dịch chuyển phân vùng có thể hoàn thành một cách tương đối bằng cách kéo thả 2 núm ở dưới, hoặc dịch toàn bộ khối phân vùng về 2 phía, các thông số phía dưới sẽ tự thay đổi theo.

Rất đặc biệt, khi sử dụng EPM


bạn có thể kéo thả để thay đổi kích cỡ hay dịch chuyển phân vùng ngay tại vùng số 2 - vùng mô hình ở giao diện chính thay vì mở hộp thoại Resize/Move Partition. Đây là một khác biệt rất thú vị, giúp thao tác đơn giản hơn với tất cả mọi người.
2.5. Định dạng lại phân vùng.
Thao tác này sẽ xóa toàn bộ dữ liệu có trên phân vùng và định dạng lại phân vùng đó.

Thực hiện: Click chuột phải vào phân vùng, chọn công cụ Format.



  • Partition Label: là nhãn, hay chính là tên riêng bạn đặt cho phân vùng đó
  • File System: định dạng phân vùng, nên để NTFS.
  • Cluster Size: tùy bạn
2.6. Sao chép phân vùng

2.7. Sáp nhập phân vùng
Click chuột phải vào 1 trong 2 phân vùng cần sáp nhập, chọn Merge partition



Tích chọn các phân vùng muốn sáp nhập. Lưu ý các phân vùng cần sáp nhập phải nằm sát cạnh nhau - liên tục.

Mục Merge selected partitions to: đặt tên cho phân vùng mới được sáp nhập theo tên của phân vùng nào trước đó.
2.8. Xóa dữ liệu an toàn
Khi bạn Delete Partition, thực chất chỉ có bảng quản lý các tệp tin bị xóa dẫn đến toàn bộ dữ liệu bị tàng hình, thực chất dữ liệu vẫn nằm trên ổ đĩa cứng. Công cụ Wipe của EPM giúp dữ liệu bị ghi đè bằng một dữ liệu khác, mất hẳn khả năng phục hồi.

Thực hiện:

Công cụ Wipe có thể thực hiện trên phân vùng, trên một khoảng Unallocated hoặc quy mô cả ổ đĩa


Sau khi chọn đối tượng, chọn số lần ghi đè thích hợp, bấm OK

2.9. Phục hồi phân vùng

2.10. Kiểm tra lỗi
a/ Kiểm tra lỗi ổ đĩa cứng:

Click chuột phải vào ổ đĩa, chọn Surface Test


Cửa sổ Surface test hiện ra và quá trình kiểm tra bắt đầu luôn


Quá trình này sẽ tiến hành kiểm tra lỗi trên bề mặt ổ đĩa cứng, các điểm bị hư hại sẽ được đánh dấu để hệ điều hành không sử dụng nữa. Việc kiểm tra này cũng có đôi chút tác dụng với những ổ đĩa hơi kém. Với những ổ đĩa quá kém chắc không có phần mềm nào chữa được, phải dùng đến phần cứng (vd như búa)

b/ Kiểm tra lỗi phân vùng

Click chuột phải vào phân vùng cần kiểm tra, chon Check Partition

  • Check Partition Properties: Kiểm tra các thuộc tính của phân vùng.
  • Call Windows chkdisk.exe: gọi chương trình Chkdsk có sẵn trong Windows để sửa lỗi nếu có.
  • Surface Test: kiểm tra bề mặt phân vùng (giống như trên).

Bạn nên chọn cả 3 mục cho chắc ăn, sau khi chọn bấm OK. Quá trình kiểm tra sẽ bắt đầu luôn.
2.11. Chuyển đổi
  • Chuyển từ FAT/FAT32 sang NTFS: click chuột phải vào phân vùng FAT chọnConvert to NTFS.
    (Yêu cầu phân vùng còn trống ít nhất 3%)
  • Chuyển từ Primary sang Logical và ngược lại: Click chuột phải vào phân vùng Primary chọn Convert to Logical hoặc click chuột phải vào phân vùng Logical chọnConvert to Primary.
  • Chuyển từ ổ đĩa Dynamic sang Basic: Click chuột phải vào đầu ổ đĩa, chọnConvert to basic disk
2.12. Một số công cụ khác
  • Set active: chỉ dành cho các phân vùng primary - phân vùng nào được set active sẽ là phân vùng khởi động
  • Change label: đổi tên riêng - nhãn phân vùng
  • Change drive letter: đổi ký tự đại diện phân vùng. Vì EPM chạy trên Windows nên ký tự đại diện này chính là ký tự bạn sẽ nhìn thấy trong My Computer và các trình duyệt file khác. Bạn có thể đổi ký tự đại diện theo ý muốn, miễn là ký tự đó chưa có phân vùng nào sử dụng.
  • Explore partition: công cụ giúp bạn duyệt cây thư mục, xem tên file, dung lượng, ngày tháng tạo file. Vậy thôi.
  • Defragment: chống phân mảnh cho phân vùng. Không cần thiết lắm, nên để dành cho các công cụ chuyên nghiệp.
  • Hide partition: công cụ ẩn phân vùng. Dữ liệu trên phân vùng còn nguyên nhưng sẽ không xuất hiện trên bất kỳ hệ điều hành nào. Rất ý nghĩa và đơn giản với người dùng nghiệp dư nếu muốn ẩn giấu dữ liệu.
  • Rebuild MBR: dành cho ổ đĩa, có lẽ hơi thừa khi bạn vẫn khởi động được Windows suôn sẻ để sử dụng EPM. Hơn nữa công cụ này cũng rất nghèo nàn khi chỉ cung cấp MBR cho họ nhà Windows.
3. Tổng kết
Dễ sử dụng, thẩm mỹ cao, các chức năng quan trọng đều hoàn thành xuất sắc và đặc biệt, bạn có thể sử dụng miễn phí. EPM là sự lựa chọn số 1 trong các phần mềm phân vùng chạy trên Windows hiện nay.
C/ Acronis Disk Director
1. Làm quen

Acronis Disk Director có trong đĩa cứu hộ HirenBoot từ bản 8.0 đến 10.6
Tải về tại địa chỉ:
http://www.hirensbootcd.org
http://www.hirensbootcd.org/files/Hi...ootCD.10.6.zip
(Acronis Disk Director trên đĩa cứu hộ chính hãng đã có những bản mới hơn, giao diện đẹp và trực quan hơn, mạnh mẽ hơn rất nhiều nhưng vì tính phổ biến của đĩa HirenBoot nên mình chỉ giới thiệu bản này để mọi người tiện sử dụng)

Để vào Acronis trong đĩa Hirenboot bạn làm như sau:


Khởi động từ đĩa CD


Chọn Dos Programs


Chọn Partition Tools


Chọn 8. More


Chọn 2. Acronis Disk Director Suite 10

Sau đó bấm Enter cho đến khi vào được giao diện chương trình như hình dưới



Trước khi vào giao diện chính, chọn Manual Mode


Giao diện của ADD cũng tương đồng với EPM, gồm có thanh toolbar phía trên, list và mô hình phân vùng phía bên phải, các công cụ tương ứng nằm bên tay trái.
2. Hướng dẫn sử dụng chi tiết
2.1. Áp dụng các thao tác vào ổ đĩa thật
Sử dụng phim Undo để xóa thao tác vừa thực hiện, phím Commit để thực hiện toàn bộ thao tác trên ổ đĩa thật. Có thể dùng nút này trên Toolbar hoặc vào Menu Operations > Commit
(Nút Commit của ADD tương đương với nút Apply trên các phần mềm khác)

2.2. Tạo phân vùng mới


2.3. Xóa phân vùng - Xóa dữ liệu an toàn
Bấm chuột phải vào phân vùng cần xử lý, chọn Delete
  • Delete partition: lựa chọn này chỉ xóa phân vùng, dữ liệu vẫn có khả năng phục hồi
  • Delete partition and destroy data: xóa phân vùng và hủy dữ liệu bằng cách ghi đè nhiều lần. Số lần ghi đè có thể thay đổi theo ý muốn (ở đây là 1)
    (Gộp công cụ xóa phân vùng và xóa dữ liệu thành 1 hộp như vậy cũng rất tiện)
2.4. Thay đổi kích thước - dịch chuyển một phân vùng
Click chuột phải vào phân vùng cần xử lý, chọn Resize


Có thể kéo thả 2 mép hoặc điều chỉnh thông số ở dưới đến khi vừa ý
2.5. Định dạng
Click chuột phải vào phân vùng cần định dạng, chọn Format
  • Partition label: đặt tên phân vùng
  • File system: nên để là NTFS
  • Cluster size: tùy bạn
2.6. Chuyển đổi
Click chuột phải vào phân vùng cần xử lý, chọn Advanced > Convert

Có thể chuyển đổi định dạng FAT32-NTFS hoặc chuyển qua lại giữa Primary-Logical

Hoặc Advanced > Change Type để có nhiều tùy chọn định dạng hơn

2.7. Thay đổi kích thước cluster không mất dữ liệu
Chọn phân vùng cần đổi cluster > Change Cluster Size



Bảng dưới đây cho thấy rất rõ, kích thước cluster càng lớn thì dung lượng bị hao hụt càng nhiều. Cột Wasted cho thấy cụ thể lượng hao hụt trong trường hợp này, ứng với từng cỡ Cluster.

Nhập kích thước mà bạn muốn vào ô New cluster size > OK
2.8. Công cụ nhanh để tạo thêm phân vùng
(Nhóm công cụ nhanh này rất đặc biệt, thể hiện ADD đã nghiên cứu kỹ hành vi người dùng, gộp các thao tác cần thiết cho một mục đích vào chung cửa sổ, tránh nhầm lẫn hoặc để người dùng tự mò như các phần mềm khác, tuy vậy, vẫn còn hơi rườm rà)




Chọn phân vùng mà bạn muốn cắt bớt dung lượng để tạo phân vùng mới > Next



Dung lượng trống muốn cắt ra

Tiếp theo, chọn loại phân vùng mới Primary (active) hay Logical, định dạng NTFS và đặt tên riêng cho phân vùng > Xong
2.9. Công cụ nhanh để sao chép phân vùng

2.10. Công cụ nhanh để tăng kích thước một phân vùng

2.11. Một số công cụ khác
  • Recover Partition: cũng giống như EPM, công cụ này chỉ có thể phục hồi phân vùng dạng Unallocated (kiểu như xóa nhầm), không có nhiều ý nghĩa lắm.
  • Merge: sáp nhập 2 phân vùng, rất đơn giản.
  • Advanced > Set active: chỉ dành cho các phân vùng primary - phân vùng nào được set active sẽ là phân vùng khởi động
  • Change label: đổi tên riêng - nhãn phân vùng
  • Advanced Hide: công cụ ẩn phân vùng. Dữ liệu trên phân vùng còn nguyên nhưng sẽ không xuất hiện trên bất kỳ hệ điều hành nào. Rất ý nghĩa và đơn giản với người dùng nghiệp dư nếu muốn ẩn giấu dữ liệu.
3. Tổng kết
ADD là công cụ chạy trên đĩa cứu hộ, mang tính cơ động cao, dễ dàng xử lý khi gặp trục trặc về phân vùng. Đồng thời do ADD chạy độc lập với hệ điều hành nên thời gian thực hiện nhanh hơn đáng kể so với EPM. Sử dụng ADD rất đơn giản và dễ hiểu, vì vậy Acronis vẫn là công cụ phân vùng tốt nhất trên các đĩa cứu hộ hiện tại.
D/ Tổng hợp
Trên đây là 2 phần mềm tốt nhất chạy trên môi trường Windows và đĩa cứu hộ, tùy vào nhu cầu cũng như điều kiện thiết bị sẵn có, bạn hãy chọn cho mình phần mềm phù hợp
Sau đây là bảng tổng kết, đánh giá








Tác giả: ducanhnguyen2k - Nguyễn Đức Anh) (bkav)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean